meocon_yk_nb
02-03-2015, 10:23 AM
Webbee – Trung Quốc và Mỹ luôn cảnh giác trước những nguy cơ gián điệp mạng của đối phương và đã tẩy chay một số sản phẩm công nghệ nhạy cảm của nhau.
Trung Quốc loại các thương hiệu công nghệ nước ngoài khỏi danh mục mua sắm
Trung Quốc đang loại dần các công ty công nghệ Mỹ khỏi danh mục mua sắm của chính phủ để quay sang các thương hiệu trong nước, một sự thay đổi mà các nhà phân tích cho rằng một phần là do sợ công nghệ gián điệp của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Trong danh mục sản phẩm của Trung tâm mua sắm chính phủ Trung ương (CGPC), vừa được Bộ Tài chính Trung Quốc phê chuẩn, gồm có hơn 5.000 sản phẩm thì hầu hết là của các công ty trong nước, các thương hiệu nước ngoài sụt giảm mạnh đến 1/3.
Trong số những sản phẩm này, riêng các sản phẩm liên quan đến an ninh thì giảm một nửa. Hai năm trước, tập đoàn Cisco Systems của Mỹ có 60 mặt hàng nằm trong danh sách này, thì bây giờ không có mặt hàng nào. Các công ty khác có sản phẩm bị loại khỏi danh sách trên gồm có thương hiệu an ninh McAfee của Intel, Apple và Citrix.
Quyết định cắt giảm các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài chính phủ Trung Quốc để ưu tiên dùng các thương hiệu trong nước diễn ra trùng với thời điểm cựu nhân viên NSA Edward Snowden tiết lộ các chương trình do thám khổng lồ của Mỹ trong năm 2013.
Trong đó, có những tiết lộ về việc tiếp cận thông tin trực tiếp từ hệ thống công ty công nghệ lớn của Mỹ và sự thông đồng của chính phủ các nước châu Âu. Việc tiết lộ thông tin về các chương trình do thám của NSA được dự đoán là có thể sẽ gây tổn hại cho các công ty công nghệ Mỹ.
http://webbee.vn/wp-content/uploads/2015/03/trung-quoc-de-phong-gian-diep-cong-nghe-my.jpg
Cuộc đấu tranh ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ
Chỉ là cái cớ để loại bớt đối thủ nước ngoài?Quay trở lại năm 2013, chỉ vài tháng sau những tiết lộ ban đầu của Snowden, Tập đoàn Công nghệ thông tin và Đổi mới (Information Technology & Innovation Foundation) đã công bố một báo cáo cảnh báo rằng “ngành công nghiệp điện toán đám mây của Mỹ sẽ chịu tổn hại từ 22 đến 35 tỷ USD trong 3 năm tới” do nước ngoài quan ngại về chương trình gián điệp mạng của Mỹ.
Tuy nhiên, một số người hoài nghi mối quan ngại về an ninh là lý do cơ bản, và có thể chỉ tạo một cái cớ hợp lý để tẩy chay thương hiệu ngoại và thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước, dự kiến sẽ gia tăng 11,4% lên đến 465,6 tỷ USD trong năm 2015, theo công ty nghiên cứu công nghệ IDC.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, ông Wang Zhi Hai, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn Wondersoft Bắc Kinh thừa nhận là trình độ bảo mật an ninh thông tin của Trung Quốc so với quốc tế vẫn còn tụt hậu rất xa, sự phụ thuộc vào các thương hiệu địa phương sẽ khiến nước này không tiếp cận được công nghệ đỉnh cao trong một số lĩnh vực, ít nhất là trong giai đoạn ngắn hạn tới.
Hồi giữa năm 2014, các bộ ngành Trung Quốc được yêu cầu chấm dứt mua phần mềm chống vi rút từ Symantec của Mỹ và Kaspersky của Nga, trong khi hệ điều hành Windows 8 của Micorsoft bị loại khỏi danh mục mua sắm của chính quyền Bắc Kinh.
“Chính phủ Trung Quốc muốn đảm bảo rằng các công ty nước ngoài không có quá nhiều ảnh hưởng đối với thị trường trong nước” – Hãng thông tấn Mỹ Bloomberg dẫn lời Mark Po, nhà phân tích của hãng UOB Kay Hian tại Hồng Kông.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đã trở nên lạnh nhạt khi cả hai chính phủ đều bày tỏ quan ngại về việc công nghệ rất dễ bị lợi dụng để tiến hành các hoạt động gián điệp chính phủ. Chính vì vậy mà Bắc Kinh đã đưa ra một số yêu cầu nhất định gây khó chịu đối với các công ty nước ngoài muốn hợp tác với các cơ quan chính phủ Trung Quốc.Trả đũa lẫn nhau
Ví dụ, Trung Quốc vừa công bố một tài liệu dài 22 trang nêu nên những quy định về việc bán sản phẩm công nghệ cho các ngân hàng, trong đó có yêu cầu các công ty phải giao nộp quyền sở hữu trí tuệ như mã nguồn để đảm bảo an ninh cho các ngân hàng.
Washington cũng đã bày tỏ quan ngại về việc có thể có những mối liên hệ giữa các công ty công nghệ Trung Quốc với gián điệp chính phủ và để phòng chống các cuộc tấn công trên không gian mạng xuất phát từ Đại Lục ngày một gia tăng, năm 2013, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật, trong đó có điều khoản kiểm soát chặt chẽ, hạn chế cơ quan chính phủ mua thiết bị công nghệ của Trung Quốc.
Dự luật ngân sách cho năm tài khóa 2013 của Mỹ đã được Tổng thống Barack Obama ký, có thêm một điều khoản đáng chú ý, theo đó, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và các bộ ngành liên bang gồm Tư pháp và Thương mại khi mua các sản phẩm công nghệ thông tin của Trung Quốc phải được sự chấp thuận của cục điều tra liên bang Mỹ (FBI).
Điều khoản cũng qui định các cơ quan liên bang Mỹ phải tham khảo ý kiến của các cơ quan thực thi pháp luật để đánh giá nghiêm túc những mối nguy cơ về hoạt động gián điệp hoặc phá hoại trên không gian mạng khi xem xét mua các hệ thống công nghệ thông tin.
Theo đánh giá của các chuyên gia, dự luật mới thể hiện lập trường cứng rắn của chính phủ Mỹ đối với nguy cơ tiềm ẩn hoạt động gián điệp trên không gian mạng có xuất xứ từ Trung Quốc.Quá trình đánh giá phải bao gồm việc làm rõ mức độ nguy hiểm của các sản phẩm do những công ty Trung Quốc sản xuất, dưới sự tài trợ của chính phủ nước này. Nếu phát hiện nguy cơ bảo mật, kể cả chỉ là rủi ro tiềm ẩn cũng cương quyết không chấp nhận tham gia các dự án quan trọng.
Mỹ cũng đã cấm Huawei Technologies, một tập đoàn mạng và viễn thông lớn nhất thế giới của Trung Quốc, hoạt động tại Mỹ do lo ngại về gián điệp chính phủ của Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo các tài liệu rò rỉ của NSA, Washington vẫn tạo những cửa hậu để tiếp cận các hệ thống của Huawei.
Ngoài ra, hàng loạt quốc gia khác cũng đã “tẩy chay” sản phẩm của Huawei Technologies cũng như sự tham gia của tập đoàn này vào các dự án quốc gia của họ.
Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Michael Hayden cũng từng cho biết, theo “đánh giá chuyên môn” của ông thì tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc Huawei đã cung cấp cho chính phủ Trung Quốc “các thông tin mật của các hệ thống liên lạc nước ngoài”, hoặc ít nhất cũng phải là những chi tiết về các hệ thống viễn thông ngoại quốc mà tập đoàn này có liên quan.
Ông Hayden thậm chí còn khẳng định đó là sự thật và tuyên bố tình báo phương Tây có bẳng chứng về những hoạt động bí mật này của Huawei Technologies.
Nguồn: Cuộc đấu tranh ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ (http://webbee.vn/cuoc-dau-tranh-ngam-giua-va-trung-quoc-ve-cong-nghe/)
Trung Quốc loại các thương hiệu công nghệ nước ngoài khỏi danh mục mua sắm
Trung Quốc đang loại dần các công ty công nghệ Mỹ khỏi danh mục mua sắm của chính phủ để quay sang các thương hiệu trong nước, một sự thay đổi mà các nhà phân tích cho rằng một phần là do sợ công nghệ gián điệp của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Trong danh mục sản phẩm của Trung tâm mua sắm chính phủ Trung ương (CGPC), vừa được Bộ Tài chính Trung Quốc phê chuẩn, gồm có hơn 5.000 sản phẩm thì hầu hết là của các công ty trong nước, các thương hiệu nước ngoài sụt giảm mạnh đến 1/3.
Trong số những sản phẩm này, riêng các sản phẩm liên quan đến an ninh thì giảm một nửa. Hai năm trước, tập đoàn Cisco Systems của Mỹ có 60 mặt hàng nằm trong danh sách này, thì bây giờ không có mặt hàng nào. Các công ty khác có sản phẩm bị loại khỏi danh sách trên gồm có thương hiệu an ninh McAfee của Intel, Apple và Citrix.
Quyết định cắt giảm các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài chính phủ Trung Quốc để ưu tiên dùng các thương hiệu trong nước diễn ra trùng với thời điểm cựu nhân viên NSA Edward Snowden tiết lộ các chương trình do thám khổng lồ của Mỹ trong năm 2013.
Trong đó, có những tiết lộ về việc tiếp cận thông tin trực tiếp từ hệ thống công ty công nghệ lớn của Mỹ và sự thông đồng của chính phủ các nước châu Âu. Việc tiết lộ thông tin về các chương trình do thám của NSA được dự đoán là có thể sẽ gây tổn hại cho các công ty công nghệ Mỹ.
http://webbee.vn/wp-content/uploads/2015/03/trung-quoc-de-phong-gian-diep-cong-nghe-my.jpg
Cuộc đấu tranh ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ
Chỉ là cái cớ để loại bớt đối thủ nước ngoài?Quay trở lại năm 2013, chỉ vài tháng sau những tiết lộ ban đầu của Snowden, Tập đoàn Công nghệ thông tin và Đổi mới (Information Technology & Innovation Foundation) đã công bố một báo cáo cảnh báo rằng “ngành công nghiệp điện toán đám mây của Mỹ sẽ chịu tổn hại từ 22 đến 35 tỷ USD trong 3 năm tới” do nước ngoài quan ngại về chương trình gián điệp mạng của Mỹ.
Tuy nhiên, một số người hoài nghi mối quan ngại về an ninh là lý do cơ bản, và có thể chỉ tạo một cái cớ hợp lý để tẩy chay thương hiệu ngoại và thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước, dự kiến sẽ gia tăng 11,4% lên đến 465,6 tỷ USD trong năm 2015, theo công ty nghiên cứu công nghệ IDC.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, ông Wang Zhi Hai, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn Wondersoft Bắc Kinh thừa nhận là trình độ bảo mật an ninh thông tin của Trung Quốc so với quốc tế vẫn còn tụt hậu rất xa, sự phụ thuộc vào các thương hiệu địa phương sẽ khiến nước này không tiếp cận được công nghệ đỉnh cao trong một số lĩnh vực, ít nhất là trong giai đoạn ngắn hạn tới.
Hồi giữa năm 2014, các bộ ngành Trung Quốc được yêu cầu chấm dứt mua phần mềm chống vi rút từ Symantec của Mỹ và Kaspersky của Nga, trong khi hệ điều hành Windows 8 của Micorsoft bị loại khỏi danh mục mua sắm của chính quyền Bắc Kinh.
“Chính phủ Trung Quốc muốn đảm bảo rằng các công ty nước ngoài không có quá nhiều ảnh hưởng đối với thị trường trong nước” – Hãng thông tấn Mỹ Bloomberg dẫn lời Mark Po, nhà phân tích của hãng UOB Kay Hian tại Hồng Kông.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đã trở nên lạnh nhạt khi cả hai chính phủ đều bày tỏ quan ngại về việc công nghệ rất dễ bị lợi dụng để tiến hành các hoạt động gián điệp chính phủ. Chính vì vậy mà Bắc Kinh đã đưa ra một số yêu cầu nhất định gây khó chịu đối với các công ty nước ngoài muốn hợp tác với các cơ quan chính phủ Trung Quốc.Trả đũa lẫn nhau
Ví dụ, Trung Quốc vừa công bố một tài liệu dài 22 trang nêu nên những quy định về việc bán sản phẩm công nghệ cho các ngân hàng, trong đó có yêu cầu các công ty phải giao nộp quyền sở hữu trí tuệ như mã nguồn để đảm bảo an ninh cho các ngân hàng.
Washington cũng đã bày tỏ quan ngại về việc có thể có những mối liên hệ giữa các công ty công nghệ Trung Quốc với gián điệp chính phủ và để phòng chống các cuộc tấn công trên không gian mạng xuất phát từ Đại Lục ngày một gia tăng, năm 2013, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật, trong đó có điều khoản kiểm soát chặt chẽ, hạn chế cơ quan chính phủ mua thiết bị công nghệ của Trung Quốc.
Dự luật ngân sách cho năm tài khóa 2013 của Mỹ đã được Tổng thống Barack Obama ký, có thêm một điều khoản đáng chú ý, theo đó, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và các bộ ngành liên bang gồm Tư pháp và Thương mại khi mua các sản phẩm công nghệ thông tin của Trung Quốc phải được sự chấp thuận của cục điều tra liên bang Mỹ (FBI).
Điều khoản cũng qui định các cơ quan liên bang Mỹ phải tham khảo ý kiến của các cơ quan thực thi pháp luật để đánh giá nghiêm túc những mối nguy cơ về hoạt động gián điệp hoặc phá hoại trên không gian mạng khi xem xét mua các hệ thống công nghệ thông tin.
Theo đánh giá của các chuyên gia, dự luật mới thể hiện lập trường cứng rắn của chính phủ Mỹ đối với nguy cơ tiềm ẩn hoạt động gián điệp trên không gian mạng có xuất xứ từ Trung Quốc.Quá trình đánh giá phải bao gồm việc làm rõ mức độ nguy hiểm của các sản phẩm do những công ty Trung Quốc sản xuất, dưới sự tài trợ của chính phủ nước này. Nếu phát hiện nguy cơ bảo mật, kể cả chỉ là rủi ro tiềm ẩn cũng cương quyết không chấp nhận tham gia các dự án quan trọng.
Mỹ cũng đã cấm Huawei Technologies, một tập đoàn mạng và viễn thông lớn nhất thế giới của Trung Quốc, hoạt động tại Mỹ do lo ngại về gián điệp chính phủ của Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo các tài liệu rò rỉ của NSA, Washington vẫn tạo những cửa hậu để tiếp cận các hệ thống của Huawei.
Ngoài ra, hàng loạt quốc gia khác cũng đã “tẩy chay” sản phẩm của Huawei Technologies cũng như sự tham gia của tập đoàn này vào các dự án quốc gia của họ.
Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Michael Hayden cũng từng cho biết, theo “đánh giá chuyên môn” của ông thì tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc Huawei đã cung cấp cho chính phủ Trung Quốc “các thông tin mật của các hệ thống liên lạc nước ngoài”, hoặc ít nhất cũng phải là những chi tiết về các hệ thống viễn thông ngoại quốc mà tập đoàn này có liên quan.
Ông Hayden thậm chí còn khẳng định đó là sự thật và tuyên bố tình báo phương Tây có bẳng chứng về những hoạt động bí mật này của Huawei Technologies.
Nguồn: Cuộc đấu tranh ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ (http://webbee.vn/cuoc-dau-tranh-ngam-giua-va-trung-quoc-ve-cong-nghe/)